Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

DỊCH VỤ CHỐNG THẤM, CHỐNG DỘT

1.Chống dột cho mái tôn :
Chúng tôi đưa ra  một số nguyên nhân gây thấm dột cho mái tôn như sau :
•    Nước thấm dột từ điểm mũ đinh, nguyên do mũ đinh lâu ngày bị bung lên, hoặc bị  rĩ sét
•    Nước thấm dột vào các khe hở tại vi trí hai mí tôn giao nhau, do sức gió thổi lồng vào khe dẫn theo lượng nước đọng trên mái.
•    Nước thấm dột  vào vị trí tôn bị thủng, rĩ sét…
•    Nước thấm dột từ vị trí tiếp giáp giữa mí tôn với xà gồ, do tạo độ dốc mái thấp làm lượng nước lớn thoát xuống không kịp tràn vào phía dốc cuối mái, hoặc tiếp giáp xuống máng xối mái tôn…
•    Theo nghiên cứu hiện nay giải pháp xử lý chống dột mái  tôn vẫn là vấn đề chưa được khắc phục bởi các nhà thầu khi thi công lắp đặt mái tôn. Mặc dù các chủ đầu tư đã chọn các loại tôn nhất để thi công cho nhà xưởng của mình, nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng dột tại các mũ đinh và chỗ tiếp giáp các tấm tôn với nhau. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã đưa ra giải pháp mới cho việc xử lý dột mái tôn.
chong_dot_mai_ton_cs

Vật liệu: có 2 vật liệu được sử dụng cơ bản là KEO TX-911- vật liệu gốc POLYURETHANE và LƯỚI THỦY TINH
* Đặc điểm cơ bản:
•    Có độ bền cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sự thay đổi thời tiết (có khả năng chống lão hóa). Đây là đặc điểm mạnh của loại keo này bở chúng có 2 thành phần A và B, thành phần A là polyme và thành phần B là nhựa bitum. Hai thành phần này trộn với nhau cho ra hợp chất bền dưới ánh nắng mặt trời và có sự co ngót lớn.
•    Loại keo bám dính tuyệt hảo: có khả năng bám dính rất mạnh lên các bề mặt bê tông, tôn sau khi đã lão hóa.
•    Độ dẻo rất cao: màng keo có thể chịu được sự co ngót của mái tôn mà không bị nứt, xé

Phù hợp ới mọi hình dạng của mái tôn: keo có dạng lỏng do đó rất phù hợp khi thực hiện
Phương pháp:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng dột
Xem xét hiện trạng dột để từ đó đưa ra vị trí xử lý (chỗ nào xử lý mũ đinh, chỗ nào xử lý mép chồng mí giữa 2 mái tôn, chỗ nào cần thay tôn). Trong khi xem xét hiện trạng, điều tra kỹ  các hiện tượng sau:
•    Vị trí và mức độ
•    Tình trạng rỉ tôn
•    Tình trạng trũng mái tôn (đọng nước)
•    Chiều dài 1 mái tôn để tính độ dốc (từ đỉnh mái đến sênô thoát nước)
•    Hiện tượng ăn mòn mái tôn (nếu có).
•    Mục đích sử dụng của công trình.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt tôn
- Bề mặt phải khô ráo, sạch sẽ (nếu không phải dùng giẻ lau cho khô), những vị trí bị rỉ phải đánh rỉ hoặc thay tôn.
-Trường hợp những vị trí tôn bị rỉ sét phải dùng bàn chải đánh sạch
Bước 3: Quét vật liệu chống thấm TX hoặc AC
•    Quét lớp keo thứ nhất lên các vị trí cần chống dột.
•    Dán lớp lưới chịu lực ngay sau khi quét lớp thứ nhất.
•    Quét lớp keo thứ hai ngay sau khi dán lớp lưới.
•    Đi kiểm tra chất lượng sau khi quét lớp thứ hai (xem có hở lưới hay không).
•    Quét lớp keo thứ ba tại các vị trí bị hở lưới (nếu có).
•    dùng máy phun nước áp lực thử tại công trình
•    kiểm tra các vị trí đã thấm dột, nghiệm thu và bàn giao.

2.Ẩm mốc chân tường là một hiện tương rất thường gặp.
Đó là các vết nấm, mốc, rêu bám vào chân tường nhà gây mất vệ sinh và mỹ quan. Chúng ta đã biết, khi nước thấm lên tường đã mang theo một lượng muối khoáng có trong nước, cùng nhiều vi chất tạo điều kiện cho các loại nấm mốc tồn tại phát triển, chính vì điều này chúng ta có phần nào hiểu được, tại sao ở Việt Nam ta có tỷ lệ người mắc các chứng bệnh ở đường hô hấp nhiều đến vậy.
Những vị trí thường gặp hiện tượng này :
1- Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát..v/v
2- Chân tường bên trong tầng hầm
3- Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách
4- Chân tường nơi có nền đất ẩm.
chong_tham_1_cs
Giải pháp xử lý:
1. Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng chống thấm, đây là loại vữa có tính năng độc đáo, nó có thể phát triển ninh kết trong các mao dẫn, các khe hở nhỏ, nhờ sự kích hoạt của nước, hay hơi ẩm. Sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, tạo nên một loại vữa có cường độ mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được.
2. Loại vữa hỗn hợp trên được trát trực tiếp lên bề mặt tưòng gạch, nhằm loại bỏ hoàn toàn những chỗ rỗng do thiếu vữa, nó đảm bảo rằng bề mặt đã bược phủ kín, có độ dầy khoảng 0,5cm.
3. Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng (công nghệ phát triển mạng tinh thể), nhằm củng cố và đảm bảo rằng: độ bền của hạng mục xử lý là vĩnh cửu.
4. Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu.
3.Chống thấm dột tường nhà là công việc rất phức tạp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như: tường được xử lý chống thấm không tốt nên bị thấm nước mưa, do bị thủng, bục đường nước ngầm trong tường…. Chính vì vậy công việc chống thấm dột tường nhà đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, có kinh nghiệm mới có thể tìm rõ được nguyên nhân và xử lý triệt để hiện tượng này.
Sơ lược về phương pháp xử lý:
- Tìm nguyên nhân thấm: Đây là bước quan trọng nhất. Nếu tìm rõ được nguyên nhân thấm thì có thể giải quyết hiện tượng thấm tường nhanh chóng. Nguyên nhân khó có thể tìm và xử lý nhất là đường nước ngầm trong tường bị bục, thủng. Khi đó phải đục tường để tìm điểm rò rỉ nước.
- Xử lý chống thấm: Sau khi tìm được nguyên nhân, công việc tiếp theo là dùng chất chống thấm và thợ tay nghề cao để xử lý các vết thấm theo đúng công đoạn.
- Hoàn thiện: Công việc cuối cùng đó là hoàn thiện, trả lại mặt bằng như cũ.

4.Chống thấm sân thượng là công việc cực kỳ phức tạp.
Phải hểu đúng kết cấu của sàn sân thượng mới có thể tính toán việc chống thấm dột có hiệu quả, đảm bảo không bị thấm lại.
chong_tham_cs

1- Nếu sàn sân thượng nhà bạn sử dụng vật liệu sàn sắt tiền chế,lót tole đổ bê tông giả thì sự co giãn là rất lớn và khó xử lý.
2- Nếu là sàn be-tong bình thường thì đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên việc chống thấm bằng cách nào đi chăng nữa cũng phải lột bỏ và làm sạch bề mặt(rêu,cát bẩn)tỷ lệ giữa cát và cement phải đúng.
Nếu diện tích nhỏ,có thể tự thực hiện nhưng luôn nhớ là cement làm rộng càng già càng nứt nhanh và khó xử lý nếu sau này muốn sử dụng lại gạch khi bị thấm ở lần kế tiếp.
Bước 1 : Lột bỏ toàn bộ gạch và làm sạch bằng các dụng cụ như máy chà,bàn chải sắt. Sau đó vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt.
Chong_tham_5_cs
Bước 2 : Nấu sôi dầu hắc (nhựa đường) và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn(có pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để thẩm thấu vào bề mặt bêton.(thực hiện việc này vào trưa nắng thật gắt).Nên nhớ,phải phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn tránh mưa đột ngột trong khi chưa thể quét dầu hắc.
Bước 3 : Sau 2 ngày phơi nắng,Tạo độ dốc và lót gạch.Trám roong.Phủ bạt và tưới nước trên bạt hai lần/ngày với hai chu kỳ như vậy. Thực ra,nó là một cách tiết kiệm chi phí vì so sánh với các loại vật liệu khác thì tốn kém hơn nhiều.
Dầu hắc khi gặp nắng nóng thì nở,chảy và thẩm thấu vào tất cả các khe nhỏ nhất tạo ra một tấm bạt chống thấm dưới gạch sàn mà thôi. Có những vị trí sàn mái bị nứt,thấm nước nghiêm trọng.
 Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.
Sửa chữa nhà đẹp              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét